Bệnh CRD trên gia cầm là một bệnh truyền nhiễm có tính chất truyền bệnh trên gà. Hay còn gọi là bệnh hô hấp mãn tính ở gia cầm. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh Viêm khớp truyền dẫn truyền dẫn cũng gây ra bệnh Viêm đường hô hấp trên gà. Đây là nguyên nhân gây tổn thương kinh tế lớn trong chăn nuôi gà đặc biệt ở những nơi thường xuyên có các bệnh như: Viêm đường hô hấp do virus, bệnh Newcastle, viêm thanh khí quản truyền nhiễm (IC), bệnh cúm gia cầm … Nếu bệnh CRD kết hợp với E coli thì tạo thành bệnh CCRD với các biểu hiện nặng nề hơn.
Lứa tuổi bị bệnh:
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) xẩy ra ở mọi lức tuổi. Nhưng gà từ giai đoạn 1-10 ngày, 18-45 ngày và bắt đầu lên đẻ, đẻ rộ dễ mắcc bệnh và bị bệnh nặng nhất.
Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân chủ yếu là do Mycoplasma galisepticum gây nên. Chủng gây viêm khớp là Mycoplasma synoviae.
Bệnh CRD ở gà có thể truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con thông qua phôi trứng qua trứng.
Bệnh có thể truyền ngang thông qua đường hô hấp.
Tác động lớn để bệnh bùng phát như: bụi, khí độc trong không khí quá nhiều. Ví dụ như nhiều NH3, H2S trong chuồng nuôi, trời quá nóng, quá lạnh.
Mật độ nuôi quá dày, không đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi, đặc biệt là không đảm bảo tốc độ gió
Vi khuẩn gây bệnh tồn tại chủ yếu trong cơ thể gà và gây bệnh.
Khi ra ngoài chúng rất yếu và dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng.
Triệu chứng bệnh CRD trên gia cầm:
Gà ủ rũ, bỏ ăn, ăn ít cám con lại nhiều trong máng.
Khi gà bị bệnh có triệu chứng hen, sặc khẹc, bệnh phát triển chậm nhưng tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp, tiêu chảy phân trắng xanh. Viêm khớp, các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.
Điều trị không triệt để gà chậm lớn, xác gầy, FCR cao
Gia cầm đẻ giảm đẻ từ 10-25 %, tăng trứng dị hình, vỏ mỏng.
Bệnh tích điển hình:
Viêm màng túi khí, màng túi khi dầy lên mất sự trong suốt.
Túi khí mờ đục
Màng túi khí mờ đục
Gia cầm đẻ nhiều trứng non, méo mó, vỏ xù xì.
Bệnh CCRD
Bệnh CCRD là bệnh ghép giữa bệnh CRD và bệnh E coli kéo màng ở gà.
Với các biểu hiện của bệnh CRD nhưng bệnh CCRD nặng nề hơn.
Gà sốt, giảm ăn, bỏ ăn, hiện tượng hen khẹc, vẩy mỏ nhiều do có nhiều đờm dãi.
CCRD tạo nhiều đờm ở thanh quản
Bệnh tích mổ khám có hiện tượng kéo màng ở màng túi khí, màng treo ruột, màng bào gan, bao tim.
Điều trị bệnh CRD trên gia cầm
Bệnh CRD ở gia cầm hay ghép với các bệnh hô hấp khác. Nên trước khi điều trị nên xem xét kĩ bằng cách mổ khám để kiểm tra bệnh ghép.
Xử lý các triệu trứng cấp thiết như hạ sốt, long đờm . . .
-Xử lý các nguyên nhân chính. Có thể phòng lại bằng vacxin ( trường hợp ghép virut), hoặc có thể dùng kết hợp kháng sinh (trong trường hợp ghép vi khuẩn) chú ý tới sức khỏe đàn gà. Có thể dùng bổ gan thận kết hợp thuốc bổ trước khi xử lý nguyên nhân nếu đàn gà yếu.
Sau đó sử dụng các biện pháp hồi phục sức khỏe đàn gà.
-Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như:
Doxycycline – là một loại kháng sinh tuyệt vời chống lại Mycoplasma.
Tylosin cũng có thể được sử dụng nhưng thường được sử dụng cùng với Doxycycline. Cặp thuốc Doxy – Tylo dùng rất tốt.
Lincomycin kết hợp với Spectinomycin, là loại kháng sinh dạng nước dùng tốt cho gà đẻ trứng.
Cụ thể:
Đối với đàn gà vẫn ăn uống bình thường hoặc giảm ăn, các bác sử dụng: Doxycylin- Tylosin pha vào nước cho gà uống vào buổi sáng. Buổi chiều dùng: Long đờm – ade bcomlex. Sử dụng liên tục 5 ngày rồi cho nghỉ 3 ngày và dùng lại 3 ngày.
Đối với đàn đã bị nặng, bỏ ăn, bỏ uống, tình trạng túi khí mờ đục nặng, kéo màng, viêm khớp. Các bác sử dụng Tylosin tiêm 1-2 mũi. Sau đó dùng thuốc cho gà uống như trên từ 3 ngày. rồi nghỉ 3 ngày và cho uống lại 3 ngày.
Sau cùng cho uống thêm các loại bổ gan thận.